Trung-tam-dao-tao-do-hoa

.

.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH DẠNG HÌNH ẢNH TRONG INDESIGN

> > > Sử dụng hình ảnh với Indesign

hinh-anh-trong-dan-trang-indesign

1. Những tập tin hình ảnh nào có thể đưa vào chương trình Indesign?

- Phần mềm Indesign được thiết kế để đọc được nhiều loại hình ảnh như là PNG, PICT, PDF, EPS, TIFF, JPEG hoặc là cả file Photoshop (PSD), Illustrator (AI). Lưu ý là Indesign được hỗ trợ để xuất được hình ảnh với độ phân giải cao là 300dpi và hệ màu chuẩn in ấn là CMYK.

- Vì thế trước khi xuất file thì bạn nên kiểm tra là hình ảnh của mình đưa vào có đúng hệ màu và độ phân giải chưa. Không nên phóng lớn hình nhiều quá, vì lúc đó sẽ tạo ra tình trạng vỡ hạt, làm mất thẩm mĩ sản phẩm của mình. Nên xuất các định dạng in ấn chất lượng như TIFF, EPS để cho ra được file hoàn chỉnh tốt nhất

hinh-anh-trong-dan-trang-indesign-2

2. Có thể đưa được file Photoshop vào Indesign được không ?

- Đôi khi trong quá trình thiết kế thì có những lúc ta cần những hình ảnh trong suốt hoặc là bán trong suốt, việc đưa thẳng file Photoshop vào Indesign thuận tiện cho chúng ta cho quá trình chỉnh sửa hình ảnh. Thêm nữa là những Layer trong Photoshop cũng được quản lí bằng Indesign, nghĩa là bạn có thể bật tắt các Layer của Photoshop mà trực tiếp bằng Indesign mà không mất công chuyển đổi qua lại.

- Ưu điểm thì có nhiều nhưng nhược điểm cũng không ít đó là việc chèn trực tiếp file PSD sẽ tốn rất nhiều bộ nhớ của máy, vì với những file thiết kế với chất lượng cao thì tốn nhiều dung lượng bộ nhớ. Vậy nên nếu được thì hãy gộp các Layer lại để giảm dung lượng của file rồi mới lưu file lại, cũng có thể xuất ra chuẩn file TIFF hoặc EPS để đưa qua Indesign. Cũng có khi ta buộc phải chèn file PSD thì nhớ quan tâm đến độ phân giải và màu sắc của file thiết kế nhé.

- Định dạng file psd cần có sự quan tâm đặc biệt, đưa file psd vào Indesign sẽ trở nên hiệu quả khi làm việc với file có nền trong suốt hoặc bán trong suốt, đặc biệt nếu đặt vào nền màu hoặc có texture. Một cách dùng hữu hiệu khác là có thể tắt/bật một số layer trong file PSD ngay trong Indesign (mà không cần dùng Photoshop).

hinh-anh-trong-dan-trang-indesign-3

3. Sao chép và dán giữa các phần mềm của hãng Adobe có tốt hay không ?

- Những phiên bản mới sau này của Adobe Creative Suite cho phép ta sao chép và dán giữa các phần mềm với nhau. Tính năng này cũng rất hữu hiệu đối với ai muốn thao tác thật nhanh gọn. Nhưng mà bạn nên cân nhắc kĩ một xíu, vì file vector đẹp nhất nên được thiết kế bằng phần mềm thiết kế Illustrator và hình ảnh đẹp thì nên được sửa bằng phần mềm chỉnh ảnh Photoshop. Chúng ta có thể chèn hình ảnh và vector trực tiếp vào Indesign vì, khi đó thì những đối tượng này được quản lí qua menu Links. Nghĩa là khi bạn chỉnh sửa bên Photoshop hoặc là Illustrator thì phần mềm sẽ tự động cập nhật những thay đổi đó. Lúc này Links đóng vai trò như một đường dẫn đến hình ảnh hoặc là vector mà thôi.

hinh-anh-trong-dan-trang-indesign-4

4. Màu sắc trong Indesign được thể hiện như thế nào ?

- Ưu điểm của Indesign là có hệ màu được thiết lập gần giống với Illustrator, nghĩa là có thể dễ dàng điều chỉnh màu trực tiếp với cả hệ màu RGB và CMYK, chuyển đổi qua lại dễ dàng giữa các hệ màu và điều chỉnh tùy ý trên những thanh trượt.

- Nếu bạn quen với việc sử dụng bảng màu Swatches thì có thể mở nó lên trong menu Windows – Swatches (F6) rồi từ đây thì tha hồ lựa chọn màu mà bạn cần nhé. Một ưu điểm nữa là có thể nhập Swatches trực tiếp từ Illustrator hoặc là Photoshop bằng thao tác đơn giản đó là vào mục cài đặt trên Swatches rồi chọn Load Swatches.

hinh-anh-trong-dan-trang-indesign-5

5. Mẹo sử dụng màu đen trong Indesign

- Khi khách hàng yêu cầu bạn thiết kế ra một sản phẩm có màu đen, mà màu đen thì có rất nhiều loại, từ đậm tới lợt. Mà thường thì ta sử dụng 2 loại màu đen đó là C40 M40 Y30 K100 và Registration Black (C100 M100 Y100 K100).

- Thường thì bạn nên sử dụng màu đen 40 40 30 100 cho những hình được phủ trên diện tích lớn như là bảng hiệu, logo hay là các bảng quảng cáo ngoài trời chẳng hạn, như thế thì sẽ đảm bảo được màu đen không có chút chuyển màu, nghĩa là không có chỗ đậm và chỗ lợt.

- Còn đối với các kí tự thì không nên sử dụng màu Registration Black để tránh lỗi khi xuất phim để in, chỉ nên sử dụng màu đen C0 M0 Y0 K100 dành cho Text hoặc là những line có độ dày thấp.

hinh-anh-trong-dan-trang-indesign-6

6. Tạo Style cho văn bản và kí tự

- Khi làm việc với Indesign, chắc hẳn bạn sẽ phải thao tác với rất nhiều đoạn văn bản và các kí tự khác nhau. Và vô tình với mỗi đoạn văn bản, ta muốn đặt một hiệu ứng giống nhau, từ font chữ, kích thước cho tới những Effect. Không lẽ chọn từng đoạn văn bản hay kí tự rồi chỉnh nhiều lần cho giống. Đơn giản là trong Indesign có hỗ trợ Paragraph style và Character style. Nghĩa là khi chọn một đoạn văn bản rồi thì, chỉ cần click vào style thì tất cả đoạn văn bản hoặc là kí tự sẽ được chuyển về style đó. Có thể bật tắt nhanh hai thanh công cụ này bằng phím tắt Ctrl + F11.

- Đối với chữ thì ta thường dùng style để làm nổi bật chúng, ví dụ như dùng để nhấn mạnh một từ trong một đoạn. Và cách lựa chọn style cũng giống như phần Paragraph style vậy.

hinh-anh-trong-dan-trang-indesign-7

Đc: 20/6 Đồng Xoài, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. HCM - Đt: 0903015281 (Mr. Thuận) - 0932748819 (Mrs. Yến) - Email: ntthuanyen@gmail.com
Copyright@ 1999 - 2022, All right reserved - Website: Trung tâm đồ họa Thuận Yến
Chính sách bảo mật thông tin đã được đăng ký bản quyền bởi DMCA, RAPIDSSL, BỘ CÔNG THƯƠNG, xin vui lòng ghi rõ nguồn https://tinhocdohoa.org khi Copy nội dung từ trang Web này
bao-mat-thong-tin bo-cong-thuong https-ssl-bao-mat-web
Back To Top