Trung-tam-dao-tao-do-hoa

.

.

SỬ DỤNG TEXT VÀ VĂN BẢN TRONG THIẾT KẾ IN ẤN ADOBE INDESIGN

> > > Sử dụng Text trong InDesign

text-trong-indesign

1. Làm việc với Text và văn bản trong Adobe InDesign

- Khi nhắc tới Indesign, chắc hẳn là chúng ta đã nghĩ tới một phần mềm dàn trang cực kì mạnh mẽ nhưng lại dễ sử dụng vì là đứa con cưng của hãng Adobe. Và một trong những đặc điểm nổi bật nhất của phần mềm này là khả năng thao tác với văn bản cực tốt, có thể là không hoàn nổi trội hơn Microsoft Word – một phần mềm soạn thảo văn bản nổi tiếng, gắn liền với tên tuổi của nhà sản xuất, nhưng mà Indesign có những điểm mạnh hơn mà Word không có được, đó là khả năng tạo bố cục và nhiều tính năng mới hỗ trợ rất nhiều cho việc thiết kế đồ họa và in ấn.

text-trong-indesign-1

2. Và sau đây là một chút hướng dẫn cơ bản với văn bản trong Indesign.

- Phần mềm Indesign hỗ trợ công cụ đánh văn bản gọi là Text Frame hay còn gọi là khung văn bản tương tự như phần mềm thiết kế in ấn Illustrator, vì vậy khi muốn tạo ra văn bản thì buộc phải chọn Text Frame, sau đó vẽ ra vùng cần tạo văn bản rồi bắt đầu nhập. Indesign hỗ trợ chèn văn bản từ Microsoft Word, WordPad, hay chèn cả những tài liệu từ Microsoft Excel hoặc là Copy một đoạn văn bản bất kì từ một nguồn nào đó rồi Paste vào Text Frame mà thôi

text-trong-indesign-2

- Về thao tác chỉnh sửa màu sắc, Font chữ thì cũng tương tự như là chương trình đồ họa in ấn Illustrator hay chương trình xử lý ảnh Photoshop vậy. Indesign có công cụ để thao tác với Text chuyên nghiệp, bạn có thể dễ dàng thay đổi font chữ, kích thước, màu sắc, canh lề... với thanh Control liền kề với thanh Menu của phần mềm. Hoặc là vào Menu / Character để có thêm nhiều lựa chọn để chỉnh sửa và ưu điểm đặc biệt của Indesign là bạn có thể tạo ra các Style cho văn bản để rồi áp dụng lên cho những đoạn văn bản khác chỉ với một thao tác kéo chuột mà không cần phải thực hiện lại từ đầu. Lệnh này nằm ở mục Windows / Character Style hoặc là Paragraph nhé.

text-trong-indesign-3

- Để thao tác được với Paragraph và Character Style thì trước tiên bạn cần bật thanh công cụ này lên, tiếp theo là tùy chỉnh các mục như Font chữ, Tabs, thước, chia cột, Drop Caps, chèn kí tự đầu dòng, gạch chân, màu sắc, xuất file CSS.

- Điều này giúp ích rất nhiều cho chúng ta khi thao tác với số lượng trang và văn bản nhiều. Ta có thể thiết lập luôn định dạng văn bản trước khi nhập vào và tạo ra những Style riêng để áp dụng cho những đoạn văn bản khác nhau. Ví dụ như ở mỗi Chương của quyển sách, tôi thiết lập một loại Font chữ, size và màu sắc giống nhau. Thay vì chọn từng chương để chỉnh sửa thì thôi thiết lập một Style riêng và sau đó là áp dụng cho những dòng sau.

text-trong-indesign-4

3. Chèn thêm những dạng ký tự đặc biệt (Symbols) trong Indesign

- Thường thì khi thiết kế, một số mẫu sẽ yêu cầu ta thêm một vài dạng ký tự đặc biệt mà với những người mới làm quen với Indesign thì sẽ không biết tìm nó ở đâu. Và gợi ý luôn là có một công cụ tên là Glyphs nằm ở menu Type (Alt + Shift + F11) .

- Công việc lúc này của bạn khá đơn giản, chỉ cần chọn Font chữ và kế đến là lựa những mẫu ký tự mà bạn cần, sau đó Double Click vào là sẽ có ký tự xuất hiện ra thôi (lưu ý là không quên tạo Text Frame trước nhé).

text-trong-indesign-5

4. Chia cột trong Indesign.

- Bạn thường thấy ở sách, báo hay tạp chí, những đoạn văn bản được chia thành các cột để cố cục đẹp hơn, nhìn không bị rối mắt và tính thẩm mĩ cao hơn. Công việc này thì rất đơn giản với Indesign với công cụ Margins and Column nằm ở menu Layout. Công cụ này cho phép chúng ta chừa lề khi thiết kế, chia cột và có thêm lựa chọn là khoảng cách giữa các cột. Các bạn có thể chia cột cho tất cả các trang lúc khi tạo một Documents mới và nhập số cột trong mục Column.

- Ngoài ra cũng nên quan tâm một chút tới Margins vì đây là một tính năng mới mà các phần mềm khác chúng ta ít được biết tới. Khi thiết kế sách, báo hay tạp chí thì khoảng cách từ lề tới nội dung giữa bên trái, phải, trên dưới thì có thể khác nhau tùy vào mục đích của chúng ta. Ví dụ như khi thiết kế một khoảng cách thật dày thì chúng ta phải chừa lề bên trái thật nhiều để khi đóng sách thì phần nội dung không bị che đi mất. Tương tự là nhiều khi thiết kế một quyển sách mà phía trên, muốn chừa một khoảng trống nhiều để đặt Logo chẳng hạn, thì ta lại chia phần Top khoảng cách lớn hơn v.v

text-trong-indesign-6

5. Tạo bảng trong Indesign.

- Khi ta muốn tạo ra một bảng thì việc đầu tiên cần làm là dùng Rectangle, Elipse, Polygon Frame Tool để tạo ra một vùng chứa nội dung tạm thời, sau đó chọn tiếp công cụ Type Tool và chọn vào vùng mới vẽ ra. Tiếp theo là vào Menu Table / Insert Table và nhập số hàng, số cột muốn tạo ra và chọn Ok là xong. Khi thao tác nhập dữ liệu, có thể thêm cột và hàng bằng lệnh Insert Column và Insert Row.

text-trong-indesign-7

- Hi vọng là bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. Hẹn gặp lại trong bài hướng dẫn kế tiếp

Đc: 20/6 Đồng Xoài, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. HCM - Đt: 0903015281 (Mr. Thuận) - 0932748819 (Mrs. Yến) - Email: ntthuanyen@gmail.com
Copyright@ 1999 - 2022, All right reserved - Website: Trung tâm đồ họa Thuận Yến
Chính sách bảo mật thông tin đã được đăng ký bản quyền bởi DMCA, RAPIDSSL, BỘ CÔNG THƯƠNG, xin vui lòng ghi rõ nguồn https://tinhocdohoa.org khi Copy nội dung từ trang Web này
bao-mat-thong-tin bo-cong-thuong https-ssl-bao-mat-web
Back To Top